ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động

 

 

 

 

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025
Mô tả chi tiết tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế (do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – ISO – và Hội đồng Điện, Điện tử Quốc tế – IEC) ban hành để qui định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN). Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu mà các PTN phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng Có năng lực kỹ thuật, và có thể đưa ra các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung về hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở của ISO 9001 và các yêu cầu về kỹ thuật theo đặc thù của lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn.  TVQ Việt Nam trân trọng giới thiệu dịch vụ tư vấn ISO/IEC 17025, gồm các nội dung…
I. ISO/IEC 17025 LÀ GÌ?1. ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế (do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – ISO – và Hội đồng Điện, Điện tử Quốc tế – IEC) ban hành để qui định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN). Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu mà các PTN phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống chất lượng Có năng lực kỹ thuật, và có thể đưa ra các kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn có giá trị kỹ thuật. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung về hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở của ISO 9001 và các yêu cầu về kỹ thuật theo đặc thù của lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn.
2. Áp dụng đối với tất cả các phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn mong muốn chứng tỏ năng lực thử nghiệm/hiệu chuẩn của mình theo các chuẩn mực quốc tế.
3. Hoạt động công nhận PTN theo chương trình VILAS tại Việt Nam hiện nay do Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện theo các yêu cầu về công nhận và được các cơ quan công nhận các nước là thành viên Hiệp hội Công nhận PTN quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation – ILAC) hoặc Hiệp hội công nhận PTN Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation – APLAC) thừa nhận.
4. Các lĩnh vực công nhận PTN theo VILAS bao gồm:

  • Lĩnh vực thử nghiệm cơ
  • Lĩnh vực thử nghiệm điện – Điện tử
  • Lĩnh vực thử nghiệm sinh học
  • Lĩnh vực thử nghiệm hoá học
  • Lĩnh vực thử nghiệm xây dựng
  • Lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ
  • Lĩnh vực hiệu chuẩn và đo lường
  • Lĩnh vực thử nghiệm dược phẩm.

II. TỔ CHỨC NÀO CÓ THỂ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025 
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 có thể áp dụng đối với tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn, không phù thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.

III. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025

  • Nâng cao hình ảnh và uy tín của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn
  • Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý chất lượng của phòng thử nghiệm
  • Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn theo các tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm/hiệu chuẩn
  • Tạo điều kiện để kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn được thừa nhận song phương, đa phương
  • Hội nhập hoạt động công nhận phòng thử nghiệm của Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025

BƯỚC TƯ VẤNNỘI DUNG
                        Tư vấn ISO/IEC 17025Hướng dẫn thành lập, phân công trách nhiệm Nhóm dự án VILAS và truyền thông nội bộ/bên ngoài về dự án để chuẩn bị cam kết, tâm lý và nhận thức.
Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý trong lĩnh vực liên quan để xác định nhu cầu quản trị nội bộ và những điểm yếu so với:

  • Yêu cầu của tiêu chuẩn,
  • Yêu cầu pháp luật liên quan,
  • Các thực hành tốt hiện có.
Đề xuất và thảo luận mô hình HTQL PTN, những bổ sung/thay đổi cần thiết về phương pháp thử, hạ tầng, môi trườngvà Kế hoạch chi tiết triển khai dự án.
Hướng dẫn về nhận thức, diễn giải yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cho thành viên Nhóm dự án và cán bộ quản lý PTN.
Hướng dẫn phát triển các biện pháp kiểm soát hệ thống và kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn và nhu cầu quản trị nội bộ của PTN.
Hướng dẫn huấn luyện và chỉ dẫn vận hành các HTQL PTN, phân tích độ không đảm bảo đo, xác nhận giá trị sử dụng và phê duyệt phương pháp thử Giám sát áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.
Đào tạo các đánh giá viên nội bộ và hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ Hướng dẫn thực hiện xem xét HTQL PTN.
Hướng dẫn chuẩn bị và sẵn sàng cho đánh giá công nhận nhận Hướng dẫn thực hiện các thủ tục khắc phục sau công nhận để cấp chứng chỉ.
Hướng dẫn duy trì đánh giá nội bộ, xem xét hệ thống, rà soát và cải tiến tài liệu, tái đào tạo và đào tạo bổ sung sau công nhận.

Năng lực hiệu chuẩn

Năng lực hiệu chuẩn

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP LINH CHÂU với năng lực tốt, đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên giỏi sẽ mang đến cho quý khách dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm định và hiệu chuẩn.

1/ Hiệu chuẩn lĩnh vực độ dài

– Căn mẫu, thước vạch, ca líp, mẫu chuẩn độ nhám,  máy toàn đạc điện tử, …

2/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường khối lượng

– Bộ quả cân (E1, E2,..,M1 ), cân không tự động, cân băng tải, cân điện tử…

3/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường dung tích và lưu tốc thể tích chất lỏng

– Bình chuẩn kim loại, pi pet, buret, bể đong cố định, đồng hồ nước lạnh, đồng hồ xăng dầu, đồng hồ đo áp …

4/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường áp suất

– Áp kế piston khí, áp kế piston dầu, bộ chuyển đổi áp suất, …

5/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường lực, độ cứng

– Máy thử độ bền kéo-nén, dụng cụ đo lực,  máy thử độ cứng, dụng cụ đo mô men lực, máy đo lực, máy đo độ cứng…

6/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường hoá lý – mẫu chuẩn

– Máy đo độ ẩm – nhiệt độ không khí, máy đo ph, máy đo độ dẫn điện, tỷ trọng kế, quang phổ tử ngoại khả kiến, quang phổ hấp thụ nguyên tử…

7/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường nhiệt độ

– Các điểm chuẩn nhiệt độ thang ITS-90, nhiệt kế các loại, cặp nhiệt điện các loại, pyromet quang học, …

Lĩnh vực đo lường Thời gian – Tần số

– Máy thu thời gian và tần số chuẩn GPS,  máy đo khoảng thời gian, máy đếm tần số, nguồn tần số Rubirium, các máy phát tần số thạch anh,  máy đo tốc độ xe cơ giới theo nguyên lý lazer, …

8/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường điện

– Các thiết bị đo: điện áp (một chiều, xoay chiều), dòng điện xoay chiều, điện trở, công suất điện và năng lượng điện, …

9/ Hiệu chuẩn lĩnh vực đo lường điện từ trường

– Vôn mét tần số cao, máy đo công suất tần số cao, bộ suy giảm, máy phân tích phổ, máy tạo sóng, máy hiện sóng, …